-->

Listening Nhongo

Tài Liệu Tham Khảo Tiếng Nhật

Tiếng Nhật Cho Mọi Người & Miễn Phí

2016年9月13日火曜日

kính ngữ tiếng Nhật và các danh hiệu Nhật Bản

Kính ngữ
Bài chi tiết: kính ngữ tiếng Nhật và các danh hiệu Nhật Bản
Không giống như phần lớn các ngôn ngữ phương Tây nhưng giống nhiều ngôn ngữ phương Đông, tiếng Nhật có một hệ thống ngữ pháp để diễn tả sự tôn kính và sự trang trọng.


Do phần lớn các mối quan hệ trong xã hội Nhật Bản là không ngang hàng, nên một người nào đó thường có một địa vị cao hơn người kia. Địa vị này được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: công việc, tuổi tác, kinh nghiệm hay thậm chí tình trạng tâm lý (ví dụ một người nhờ người khác giúp thì thường có xu hướng làm điều đó một cách lịch sự). Người có địa vị thấp hơn thường phải dùng kính ngữ còn người khác có thể dùng lối nói suồng sã. Người lạ cũng phải hỏi người khác một cách lịch sự. Trẻ con Nhật Bản hiếm khi sử dụng kính ngữ cho đến khi chúng đến tuổi thanh thiếu niên, tuổi mà chúng phải nói theo cách của người lớn.

Trong khi teineigo (丁寧語) (đinh ninh ngữ) thường là một hệ thống biến tố, sonkeigo (尊敬語) (tôn kính ngữ) và kenjōgo (謙譲語) (khiêm nhường ngữ) thường sử dụng nhiều động từ kính ngữ và khiêm nhường ngữ đặc biệt: kuru "đến" trở thành ikimasu trong đinh ninh ngữ, nhưng được thay thế bằng irassharu trong kính ngữ và mairu trong khiêm nhường ngữ.

Sự khác biệt giữa lối nói đinh ninh ngữ và kính ngữ được phát âm khác nhau trong tiếng Nhật. Khiêm nhường ngữ thường được sử dụng để nói về chính mình hoặc nhóm của mình (người cùng đi, gia đình) trong khi kính ngữ chủ yếu được sử dụng khi miêu tả người đối thoại và nhóm của anh ta/cô ta. Ví dụ, hậu tố -san ("Ông" "Bà." hay "Cô") là một ví dụ về kính ngữ. Nó không được dùng để nói về chính mình hoặc nói về người nào đó trong công ty mình với một người ngoài do người cùng công ty với mình thuộc trong nhóm của người nói. Khi nói trực tiếp với người trên của mình trong nhóm của mình hoặc khi nói với người làm thuê trong công ty về một người cấp trên, một người Nhật sẽ sử dụng từ vựng và biến tố của kính ngữ để đề cập đến người đó. Khi nói với một người ở công ty khác (ví dụ một thành viên của một nhóm ngoài), thì người Nhật sẽ dùng lối văn suồng sã hoặc khiêm nhường ngữ để đề cập đến lời nói và hành động của những người cấp trên trong nhóm của mình. Tóm lại, từ ngữ sử dụng trong tiếng Nhật đề cập đến người, lời nói hoặc hành động của từng cá nhân cụ thể sẽ thay đổi theo mối quan hệ (trong nhóm hoặc ngoài nhóm) giữa người nói và người nghe, cũng như phụ thuộc vào tình trạng quan hệ giữa người nói, người nghe và người thứ ba được đề cập. Vì lý do này, hệ thống tiếng Nhật đối với sự biểu thị từ ngữ xã hội được gọi là một hệ thống "kính ngữ tương đối." Điều này khác với hệ thống tiếng Hàn thuộc "kính ngữ tuyệt đối," mà trong đó từ ngữ như nhau được sử dụng để đề cập đến các nhân vật nói riêng (ví dụ như bố mình, một người chủ tịch công ty mình…) trong bất kỳ ngữ cảnh nào bất kể mối quan hệ giữa người nói và người đối thoại. Do đó, lối nói lịch sự của tiếng Triều Tiên có thể nghe rất táo bạo khi dịch đúng nguyên văn từng chữ một sang tiếng Nhật, do trong tiếng Hàn là điều bình thường và chấp nhận được khi nói những câu như "Ông giám đốc Công ty chúng tôi..." khi nói với một thành viên bên ngoài nhóm, mà điều này thì rất không phù hợp trong ngữ cảnh xã hội Nhật Bản.

Phần lớn các danh từ trong tiếng Nhật có thể trở thành thể lịch sự bằng cách thêm o- hoặc go- làm tiền tố. o- thường được dùng cho các từ có nguồn gốc tiếng Nhật Bản ngữ còn go- được đưa vào tiền tố các từ có gốc Hán. Trong một số trường hợp, tiền tố đã trở thành một phần cố định của từ và được dùng kể cả trong lối nói thông thường như gohan "cơm; đồ ăn." Các tạo từ như thế thường chỉ phụ thuộc vào chủ của đồ vật hoặc chính chủ ngữ. Ví dụ, từ tomodachi 'bạn bè,' sẽ trở thành o-tomodachi khi đề cập đến bạn của ai đó có địa vị cao hơn (dù các bà mẹ thường dùng hình thức này để chỉ các bạn bè của con mình). Mặt khác, một người nói lịch sự có thể thỉnh thoảng đề cập đến mizu "nước" là o-mizu nhằm biểu thị thái độ lịch sự.


Phần lớn người Nhật sử dụng lối nói lịch sự để biểu thị sự thiếu thân mật. Điều đó có nghĩa rằng họ sử dụng lối lịch sự đối với những người mới quen nhưng nếu mối quan hệ trở nên thân mật, họ sẽ không sử dụng lối nói lịch sự này nữa. Điều này xảy ra bất kể tuổi tác, địa vị xã hôi hay giới tính.

0 件のコメント:
Write nhận xét
Hey, we'Tiếng Nhật Miễn phí Cho Mọi Người You'll like it - Click Here
LISTEN NIHONGO 日本語