II NGỮ PHÁP Bài này, chúng ta sẽ được học một thể mới (theo giáo
trình Minna) nhưng đã quá quen với một số giáo trình khác. Đó là thể :
じしょけい 辞書形
じしょけい<jishokei> (Thể tự điển) hay còn gọi là thể nguyên mẫu thực chất là thể nguyên mẫu của mọi động từ. Khi người Nhật qua đây dạy tiếng Nhật, vì lịch sự họ đã dùng ながいかたち<nagaikatachi> (tức thể ます<masu> để dạy chúng ta. Vì thế các bạn thấy tất cả mọi động từ chúng ta học từ trước đến giờ đều bắt đầu ở thể ます<masu> trước rồi mới chuyển qua các thể khác. Thế nhưng điều đó lại gây khó khăn cho chúng ta ở cách chia động từ, bởi vì thực chất chia từ thể nguyên mẫu sang các thể khác lại dễ hơn là từ thể ます<masu> chia sang các thể khác. Tuy nhiên nếu bạn nào có thể tiếp thu tốt thì cái khó khăn này chả là gì cả.
Ví dụ:
+ Chia từ thể <masu> sang thể mệnh lệnh (thể ngắn của <tekudasai> sau này sẽ học)
かきます-----------> かけ
kakimasu--->kake
まちます----> まて
machimasu---- > mate
じしょけい<jishokei> (Thể tự điển) hay còn gọi là thể nguyên mẫu thực chất là thể nguyên mẫu của mọi động từ. Khi người Nhật qua đây dạy tiếng Nhật, vì lịch sự họ đã dùng ながいかたち<nagaikatachi> (tức thể ます<masu> để dạy chúng ta. Vì thế các bạn thấy tất cả mọi động từ chúng ta học từ trước đến giờ đều bắt đầu ở thể ます<masu> trước rồi mới chuyển qua các thể khác. Thế nhưng điều đó lại gây khó khăn cho chúng ta ở cách chia động từ, bởi vì thực chất chia từ thể nguyên mẫu sang các thể khác lại dễ hơn là từ thể ます<masu> chia sang các thể khác. Tuy nhiên nếu bạn nào có thể tiếp thu tốt thì cái khó khăn này chả là gì cả.
Ví dụ:
+ Chia từ thể <masu> sang thể mệnh lệnh (thể ngắn của <tekudasai> sau này sẽ học)
かきます-----------> かけ
kakimasu--->kake
まちます----> まて
machimasu---- > mate
+ Chia từ thể nguyên mẫu sang thể mệnh lệnh
かく----> かけ
kaku ---->kake
まつ----> まて
matsu----> mate
Nhìn thì các bạn cũng đủ biết cách nào dễ chia hơn phải không.
Thế nhưng chúng ta đã quá quen với cách chia thứ nhất nên chúng ta sẽ không thay đổi. Còn cách chia thứ hai thì là của trường Sakura sử dụng (Vì Hira học song song hai bên nên biết)
いま、はじめましょう
A THỂ NGUYÊN MẪU
INHÓM I
Đối với động từ nhóm I các bạn bỏ ます<masu> và chuyển đuôi từ cột い(i) sang cột う(u)
Ví dụ:
bỏ ます<masu> đổi cột い(i) thành cột う(u)
かきます----->かき----->かく : viết
kakimasu kaki kaku
かいます----->かい------>かう : mua
kaimasu kai kau
ぬぎます----->ぬぎ---->ぬぐ : cởi ra
nugimasu nugi nugu
だします---->だし----->だす : đưa, trao, nộp
dashimasu dashi dasu
たちます----->たち----->たつ : đứng
tachimasu tachi tatsu
よびます----->よび---->よぶ : gọi
yobimasu yobi yobu
よみます---->よみ---->よむ : đọc
yomimasu yomi yomu
とります---->とり---- >とる : chụp (hình)
torimasu tori toru
IINHÓM II
Đối với động từ nhóm II thì rất là đơn giản. Các bạn chỉ việc bỏ ます<masu>, thêm る<ru>
Ví dụ:
bỏ ます<masu> thêm る<ru>
たべます---> たべる :ăn
tabemasu taberu
おぼえます---> おぼえる : nhớ
oboemasu oboeru
かんがえます--->かんがえる : suy nghĩ
kangaemasu kangaeru
あびます---> あびる : tắm (động từ đặc biệt)
abimasu abiru
できます------> できる : có thể (dộng từ đặc biệt)
dekimasu dekiru
IINHÓM II
Đối với động từ nhóm III, thì đổi đuôi します<shimasu> thành する<suru>
Ví dụ:
đổi đuôi します<shimasu> thành する<suru>
べんきょうします--->べんきょうする : học
benkyoushimasu benkyousuru
けっこんしますけっこんする : kết hôn
kekkonshimasu kekkonsuru
きます---->くる : đến (động từ đặc biệt)
kimasu kuru
B NGỮ PHÁP
INgữ pháp 1:
+Ai có thể, có khả năng làm gì đó.
+Chia động từ ở thể nguyên mẫu cộng với ことができます<koto ga dekimasu>
Cú pháp:
Noun + を + V(じしょけい) + こと + が + できます
Noun +wo + V(jishokei) + koto + ga + dekimasu
Ví dụ:
わたし は 100 メートル およぐ こと が できます
私 は 100 メートル 泳ぐ こと が できます
<watashi wa 100 ME-TORU oyogu koto ga dekimasu>
(Tôi có thể bơi 100 mét)
A さん は かんじ を 300 じ おぼえる こと が できません
A さん は 漢字 を 300 字 覚える こと が できません
A san wa kanji wo 300 ji oboeru koto ga dekimasen
(Anh A không thể nhớ 300 chữ kanji)
IINgữ pháp 2:
+Đối với động từ chia thể nguyên mẫu cộng với まえに<maeni>
danh từ cộng với の<no> cộng với まえに<maeni>
thời gian cộng với まえに<maeni>
Cú pháp:
Noun + を + V(じしょけい) + まえに : Trước khi làm cái gì đó,.........
Noun + wo + V(jishokei) + maeni
Noun + の + まえに : Trước cái gì đó,................
Noun + no + maeni
じかん + まえに : Cách đây........,..............
jikan + maeni
Ví dụ:
わたし は まいにち ねる まえに、 まんが を よんでいます
私 は 毎日 寝る 前に、 漫画 を 読んでいます
<watashi wa mainichi neru maeni, manga wo yondeimasu>
(Mỗi ngày trước khi ngủ, tôi đều đọc truyện tranh)
しけん の まえに、 べんきょうした ぶんぽう を ふくしゅうし なければなりません
試験 の 前に、 勉強した 文法 を 復習し なければなりません
<shiken no maeni, benkyoushita bunpou wo fukushuushi nakerebanarimasen>
(Trước kì thi, phải ôn lại những văn phạm đã học)
3 ねん まえに、DamSen こうえん へ きました
3 年 前に、 DamSen 公園 へ きました
<3 nen maeni, DamSen kouen e kimashita>
(Cách đây 3 năm tôi đã đến công viên Đầm Sen)
IIINgữ pháp 3:
+ Sở thích là gì đó
+ Chia động từ (nếu có) ở thể nguyên mẫu cộng với ことです<kotodesu>
Cú pháp:
Noun + V(じしょけい) + こと + です
Noun + V(jishokei) + koto + desu
Ví dụ:
Q : A さん、 ごしゅみ は なん です か
A さん、 ご趣味 は 何 です か
A san, goshumi wa nan desu ka
(A san, sở thích của bạn là gì vậy)
A : わたし の しゅみ は まんが を よむ こと です
私 の 趣味 は 漫画 を 読む こと です
watashi no shumi wa manga wo yomu koto desu
(Sở thích của mình là đọc truyện tranh)
0 件のコメント:
Write nhận xét