-->

Listening Nhongo

Tài Liệu Tham Khảo Tiếng Nhật

Tiếng Nhật Cho Mọi Người & Miễn Phí

2016年8月20日土曜日

Phân biệt cách sử dụng「ぎみ」「げ」「がち」「っぽい」

Phân biệt cách sử dụng「ぎみ」「げ」「がち」「っぽい」


1. 【気味】【ぎみ】có vẻ hơi/có cảm giác (biểu thị cảm giác, cảm nhận bên trong)
Dạng sử dụng: Vます/N + 気味
Cách sử dụng:
「気味」vốn là một từ diễn đạt cảm xúc, cảm giác khó chịu ví dụ như trong câu:
気味きみわるおとこが、いえまわりをうろうろしている」
 Một gã đàn ông có vẻ gớm gớm cứ đang đi tới lui xung quanh nhà tôi.
「~気味」là dạng vĩ tố , biểu thị ý nghĩa “trạng thái có cảm giác hơi… (đối với cơ thể, cảm xúc)” nên hầu như được dùng nhiều trong các trường hợp biểu thị cảm xúc nhận xét, đánh giá không tốt hoặc phê phán,kiểu như風邪気味 (có vẻ hơi cảm)・疲れ気味(Có vẻ hơi mệt)・下がり気味(có vẻ hơi giảm)・上がり気味(có vẻ hơi tăng)・遅れ気味 (có vẻ hơi chậm) v.v.
- Điểm chú ý cần quan tâm ở đây là, trong khi「~気味」biểu thị có cảm giác hơi, còn「~がち」biểu thị ý nghĩa “có khuynh hướng, nhiều lần…”.
Ví dụ như 疲れ気味(có vẻ hơi mệt)・下がり気味(có vẻ hơi giảm) ; còn「疲れがち・下がりがち…」là “hay mệt” và “hay giảm/thường giảm”.
 - Một số ví dụ của 「気味」:
1.就職しゅうしょくしてからは、運動不足うんどうぶそくのせいか、すこふと気味きみだ。
Kể từ sau khi đi làm thì không biết có phải do thiếu vận động hay không mà tôi có vẻ hơi mập lên.
2.ちょっとやせ気味ぎみで、つきのするどおとこでした。
Đó là một người đàn ông có ánh mắt sắc sảo và có vẻ hơi gầy một chút.
3.彼女かのじょ離婚りこんしてから、すこヒステリー気味ぎみです。
Cô ấy kể từ sau khi ly dị thì có vẻ hơi kích động một chút.
4.どうも工事こうじ進行しんこうおく気味ぎみだ。もっと現場げんばにハッパをかけてくれ。
Có vẻ như tiến độ xây dựng hơi chậm. Các cậu hãy đẩy nhanh lên nữa nào.
5.一時いちじとりとすいきおいだったが、最近さいきん、A歌手かしゅ人気にんきがり気味ぎみだねえ。
Một thời từng làm mưa làm gió nhưng gần đây tiếng tăm của ca sĩ A có vẻ hơi giảm nhỉ.

2.  「~げ」trông có vẻ/nhìn có vẻ(nhìn bề ngoài và phán đoán)
Dạng sử dụng: Vます /AdjAdj + 
Cách sử dụng:
「~げ」là vĩ tố biểu thị sự suy đoán nhìn từ bên ngoài/vẻ ngoài. Diễn tả ý nghĩa “trông có vẻ hơi…”.
- Mặc dù trông một số ít trường hợp đi với với danh từ như大人おとなげがない」(trông không có vẻ của người lớn) hoặc đi với động từ như 意味いみありげな態度たいど(thái độ đầy ngụ ý) nhưng phần lớn chủ yếu là đi với tính từ. Trong trường hợp này, có thể thay thế lẫn nhau giữa「~げ」「そうだ」.
 かなしそうだ・かなしそうなかお  → かなしげだ・かなしげなかお  = Trông có vẻ buồn
 不安ふあんそうだ・不安ふあんそうな様子ようす → 不安ふあんげだ・不安ふあんげな様子ようす = Trông có vẻ bất an
- Một số ví dụ khác của  「~げ」
1.おまえって、本当ほんとうかわいげのないおんなだな。
Cô em thật sự trông không có vẻ gì là dễ thương cả.
2.あやしげなおとこいえまわりをうろついている。
Một người đàn ông trông đáng ngờ cứ đi loanh quanh nhà tôi.
3.かれなにやらいたげな様子ようすだったが、結局口けっきょくぐちひらかなかった。
 Anh ta trông có vẻ định nói điều gì đó nhưng rốt cuộc đã không mở miệng.
4.あなたをたずねておとこひとましたが、なにいわくありげでしたよ。
Lúc nãy có một người đàn ông đến tìm cậu đấy. Trông có vẻ có điều gì đó muốn nói.
5.手塩てしおにかけてそだてたむすめとつ父親ちちおやはどこかさびしげだった。
Vào ngày đứa con gái mà mình hết mực thương yêu theo chồng, người cha trông có vẻbuồn buồn.

3. 「~がち」hay/thường hay(diễn tả nhiều lần, xu hướng hay xảy ra)
Dạng sử dụng: Vます  + がち
Cách sử dụng:
「~がちだ」là cách nói biểu thị ý nghĩa “có khuynh hướng/có xu hướng...” “thường hay... (diễn tả số lần)” và dùng diễn đạt xu hướng không tốt nên khi muốn diễn đạt xu hướng tốt 「よく~する」. Ví dụ:
あの人は、公園こうえんをジョギングしがちだ。
Người đó thường hay chạy bộ trong công viên. (SAI)
Câu này phải nói là:あの人は、よく公園をジョギングしている。
-  Có ý nghĩa gần như giống với 「~嫌いがある」 nhưng  「~嫌いがある」không sử dụng được trong những trường hợp muốn diễn tả việc xảy ra nhiều lần hoặc một hiện tượng nhất thời.
- Một số ví dụ của  「~がち」
1.このしゅ間違まちがいは、初心者しょしんしゃありがちなことだ
Những lỗi kiểu này thường hay gặp ở những người mới bắt đầu.
2.この子は小さいころから病気びょうきがちで、しょっちゅう医者通いしゃがよいをしていました。
 Đứa bé này từ nhỏ đã thường hay bị bệnh nên thường xuyên phải đi bác sĩ.
3.明日あした午後ごごから、くもりがちの天気てんきになるでしょう。
Từ trưa mai có lẽ trời sẽ hay xuất hiện nhiều mây.
4.つかれているときは、不注意ふちゅういによる事故じここりがちだ
Những lúc mệt mỏi thường hay xảy ra những tai nạn do thiếu chú ý.
5.ふとかんだアイディアというのはわすれがちだから、かならずメモにのこすことにしている。
Những ý tưởng bất chợt xuất hiện thì thường hay quên nên tôi luôn cố gắng ghi chú lại.

4. 「~っぽい」Hay/dễ/Như/Cứ như/Hơi (thực tế có thể không phải như thế nhưng khiến chúng ta cảm giác như thế)
Dạng sử dụngます/N+っぽい
                   Adj/なAdj+っぽい
Cách sử dụng:
- Vĩ tố「~っぽい」đi sau rất nhiều loại từ,  hình thành nên một tính từ với ý nghĩa “có xu hướng/khuynh hướng” “có nhiều yếu tố”. Là cách nói biểu thị ý nghĩa “mặc dù mức độ không nhiều nhưng có xu hướng, có khuynh hướng...”. Thường được dùng trong những trường hợp không mong muốn. Mặc dù thực chất không phải là như thế nhưng ấn tượng từ bên ngoài mà nghe, nhìn thấy thì cảm giác như thế.
+ Không phải là là diễn tả việc xảy ra nhiều lần mà diễn tả tính chất của sự vật, sự việc đó. Thường dùng diễn tả tính chất không mong muốn.
+ Danh từ chỉ màu sắc + っぽい sẽ có nghĩa là có cảm giác, gần với màu như thế:

Ví dụ: しろしろっぽい=Trăng trắng/trắng trắng    あかっぽい Đo đỏ 

 あおっぽい Xanh xanh ( xanh dương) みどりっぽい xanh xanh (xanh lá cây)

- Một số ví dụ:
1. ぼくはね、すこおとこっぽいぐらいのボーイッシュな女性じょせいにひかれるんだ。
Tôi thì bị thu hút bởi những cô gái hơi trẻ con và hơi nam tính một chút.

2. はなかたもそうなんだけど、かれはいつもおんなっぽい。

Hắn lúc nào cũng cứ như con gái vậy, kể cả cách nói chuyện cũng thế.

3. なんだいこのスープ、みずっぽくてめたもんじゃない。
Gì thế, súp này cứ như nước lã vậy. Sao mà uống được.

4. かれきっぽい性格せいかくで、なにをやっても三日坊主みっかぼうずだ。
Nó có tính hay chán nên làm gì cũng sẽ được dăm ba bữa thôi.

0 件のコメント:
Write nhận xét
Hey, we'Tiếng Nhật Miễn phí Cho Mọi Người You'll like it - Click Here
LISTEN NIHONGO 日本語